Cách làm giảm sắc tố melanin giúp da trở nên trắng sáng và đều màu

Sự tập trung cao của melanin ở những điểm cụ thể trên cơ thể dẫn đến hiện tượng sạm da, còn được biết đến là tăng sắc tố. Điều này có nghĩa là các khu vực da cụ thể trở nên đậm màu hơn so với các vùng khác.

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng sắc tố melanin có thể kể đến như: tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng sau viêm da, tổn thương da hoặc thiếu vitamin trong cơ thể…Tình trạng này không gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại tác động rất lớn về mặt thẩm mỹ như làm cho da sạm nám, tàn nhang, da không đều màu…

Do đó, để làm giảm sắc tố melanin có nhiều phương pháp như dùng sản phẩm ức chế melanin, áp dụng các biện pháp tự nhiên, chăm sóc da đúng cách, kết hợp ăn uống lành mạnh và luôn để đầu óc thoải mái.  

Để giúp bạn lựa chọn được cách làm giảm sắc tố melanin phù hợp, trong bài viết dưới đây AHC sẽ phân tích nguyên nhân và giới thiệu các phương pháp cũng như liệu pháp thẩm mỹ hỗ trợ giải quyết tình trạng này. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra các lưu ý về những thành phần cần tránh khi thực hiện giảm sắc tố melanin. 

cách làm giảm sắc tố melanin

Tìm hiểu các phương pháp giúp làm sắc tố melanin hiệu quả

Nguyên nhân khiến tăng sắc tố melanin trên da? 

Mất cân bằng nội tiết tố

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến sắc tố melanin tăng lên ở phụ nữ. Rối loạn nội tiết có thể dẫn đến việc xuất hiện nám và tàn nhang. Đây là những vấn đề phổ biến khi sự tăng trưởng melanin không kiểm soát trong da do tác động của estrogen và progesterone. Đặc biệt là khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc trong thời kỳ mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra đặc biệt nhiều trong giai đoạn mang thai và được biết đến với cái tên "mặt nạ thai kỳ". 

Tìm hiểu thêm: Melanin là gì và công dụng của hoạt chất đối với làn da

Các ảnh hưởng của viêm da, tổn thương da

Da có thể trở nên sậm màu hơn so với bình thường sau khi lành từ các tổn thương như bỏng, trầy xước, mụn, hoặc tiếp xúc với hóa chất nếu không được chăm sóc cẩn thận. Tình trạng này thường xuất hiện do sự tăng sắc tố sau quá trình viêm và đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để tránh tình trạng da sạm màu.

cách làm mờ sắc tố da

Làn da sẽ trở nên sậm màu nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng

Thiếu vitamin trong cơ thể

Triệu chứng của một số bệnh khác như tự miễn dịch, rối loạn chuyển hóa và thiếu hụt vitamin cũng có thể dẫn đến tăng sắc tố da. Sự hình thành của tình trạng này cũng có thể được kích thích bởi các loại thuốc như hóa trị, kháng sinh, chống sốt rét và chống co giật.

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây tăng sắc tố da. Lý do là bởi ánh nắng mặt trời kích thích sản xuất melanin, chất có vai trò như kem chống nắng tự nhiên bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV. Điều này giải thích vì sao da chúng ta trở nên rám nắng khi tiếp xúc dưới ánh mặt trời.

Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời có thể làm gián đoạn quá trình này và dẫn đến sự tăng sắc tố da. Khi các vết nám và đốm tăng sắc tố đã hình thành, việc tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức có thể làm cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có thể gây ra sự xuất hiện của các vết đồi mồi, tăng tình trạng nám và làm cho các vùng da đã bị viêm nhiễm trở nên đậm màu hơn.

Các cách giảm sắc tố melanin cho làn da rạng rỡ

Sử dụng sản phẩm dưỡng da ức chế melanin

Melanin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ làn da khỏi tác động có hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làn da tự sản xuất nhiều melanin để tự bảo vệ.

Việc sử dụng kem chống nắng giúp hạn chế quá trình tạo ra melanin khi da tiếp xúc với tác động của ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng cũng đảm bảo bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím độc hại và làm chậm quá trình sản xuất melanin trong da.

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, kem chống nắng hiệu quả thường có các đặc điểm như có phổ chống nắng rộng, chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên và khả năng chống nước. Mặc dù không thể chặn hoàn toàn tia UV từ ánh nắng mặt trời, nhưng kem chống nắng có thể giảm lượng melanin được sản xuất trong da.

Để bảo vệ làn da tối ưu, nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh nắng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều - thời điểm tia UVB - tia gây đỏ da và tăng sản xuất melanin - có cường độ hoạt động cao nhất. Nếu không thể tránh được việc ra ngoài trong khoảng thời gian này, cần sử dụng các biện pháp bảo vệ da như đeo mũ, mặc áo chống nắng kết hợp với kem chống nắng và sử dụng viên uống chống nắng.

Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, bạn cũng nên tham khảo sử dụng dòng kem dưỡng Retinal ngăn ngừa lão hóa và cải thiện đốm nâu đến từ nhà AHC. Với công thức độc quyền Pro Retinal 11X hiệu quả gấp 11 lần so với retinol và α-Bisabolol giúp làm sáng da nhờ phá vỡ sự hình thành các sắc tố melanin hiệu quả. 

ức chế melanin

Bộ sản phẩm Youth Focus đến từ thương hiệu AHC mang lại hiệu quả vượt trội với công thức độc quyền

Áp dụng các biện pháp tự nhiên

Có một số giải pháp tự nhiên có thể cải thiện sự sáng da. Tuy nhiên, không thể dự đoán được khoảng thời gian cụ thể để thấy rõ kết quả trên mỗi người. Do đó, để thực hiện những phương pháp này, điều quan trọng là phải giữ kiên nhẫn và áp dụng với tần suất đều đặn.

  • Nghệ: Nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Phytotherapy Research Trusted Source chỉ ra rằng hoạt chất curcumin trong củ nghệ có khả năng giảm quá trình tổng hợp melanin bằng cách ức chế tyrosinase. Điều này ngăn chặn khả năng melanocytes tạo ra nhiều melanin.

  • Gel lô hội:  Nha đam có khả năng giảm sản xuất melanin sau khi da được tiếp xúc với tác động của nắng. Trong thành phần của nha đam có chứa aloesin là một hợp chất đã được phát hiện có khả năng ức chế enzyme tyrosinase, theo nghiên cứu thực hiện vào năm 2002 bởi Nguồn Da liễu Lâm sàng và thử nghiệm.

  • Nước chanh: Theo một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Da liễu lâm sàng và thẩm mỹ năm 2017, vitamin C trong nước chanh có khả năng ức chế hoạt động của tyrosinase, từ đó ngăn chặn quá trình hình thành melanin. Mặc dù có khả năng làm giảm nám, nhưng cũng cần lưu ý nước chanh có thể gây kích ứng da. Để tránh tình trạng này, hãy sử dụng nước chanh đã pha loãng và đặc biệt là tránh tác động của tia UV sau khi sử dụng.

  • Trà xanh: Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Thú y năm 2015, trà xanh chứa epigallocatechin gallate (EGCG) có khả năng ngăn chặn sự tích tụ melanin trong da bằng cách ức chế enzyme quan trọng trong quá trình tạo ra melanin.

Chăm sóc da đúng cách 

Việc chăm sóc da đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sắc tố melanin. Hãy đảm bảo thực hiện việc rửa mặt mỗi ngày một cách cẩn thận, sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp với loại da của bạn và hạn chế cọ xát mạnh làm da tổn thương, tạo điều kiện để nắng nóng, tia UV xâm nhập kích thước melanin sản xuất quá mức. Các sản phẩm như kem dưỡng da, lotion, hoặc serum chứa các thành phần như camomile, trà xanh, aloe vera, hoa hồng... có thể giúp làm dịu da, giảm kích thích và sưng tấy, từ đó hạn chế việc sản xuất melanin và làm da trở nên sáng hơn.

làm sao để giảm sắc tố melanin

Rửa mặt mỗi ngày và tránh chà xát quá mạnh trên da

Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng ảnh hưởng đến sắc tố da một cách tích cực. Bạn nên bổ sung nhiều rau quả tươi giàu chất chống oxy hóa, chất xơ như hạt chia, quả bơ, trái cây khô…Đồng thời kết hợp với  vitamin C từ cam, kiwi, dâu tây, rau cải xanh có thể hỗ trợ củng cố hệ thống miễn dịch da và giảm lượng sắc tố melanin. Đối với chế độ ăn uống, nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu đường và đồ uống có cồn để tránh gây hại cho da và kích thích sự sản xuất melanin.

Luôn để đầu óc luôn thoải mái

Mất ngủ, căng thẳng và tình trạng tâm lý tiêu cực được xem là những yếu tố gián tiếp có thể gây tăng sản xuất sắc tố melanin. Vì lý do này việc duy trì tinh thần thoải mái, tích cực cùng với lối sống lành mạnh được coi là biện pháp giảm sắc tố melanin trong da. Đặc biệt, bạn nên tránh việc ngủ muộn, điều này không chỉ để da trở nên sáng màu hơn mà còn để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Các liệu pháp thẩm mỹ giúp giảm sắc tố melanin trên da

  • Công nghệ laser: Công nghệ laser được sử dụng để giảm sắc tố melanin thông qua việc áp dụng chùm ánh sáng vào khu vực da cụ thể, loại bỏ lớp da bên ngoài và kích thích tái tạo da, mang lại làn da đều màu. Có nhiều phương pháp laser khác nhau như laser xâm lấn, laser không xâm lấn. Mỗi phương pháp phù hợp với mỗi tình trạng da cụ thể khác nhau, do đó bạn cần được bác sĩ tư vấn để tránh nguy cơ tổn thương da.

  • Công nghệ IPL: Công nghệ IPL sử dụng ánh sáng cường độ lớn (IPL) để kích thích tăng sinh collagen và phá hủy sắc tố melanin dưới da. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, việc thực hiện phương pháp này nhiều lần có thể đòi hỏi chi phí đáng kể.

  • Sử dụng kem giảm sắc tố: Có thể sử dụng sản phẩm làm sáng da ngoài da, chứa các thành phần như tranexamic acid, kojic acid, vitamin C, glycolic acid, azelaic acid, retinoid, niacinamide để ức chế tyrosinase và giảm sản xuất melanin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những sản phẩm này có thể gây tác dụng phụ như khô da, kích ứng, đỏ, và ngứa. Trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn cho làn da và sức khỏe tổng thể.

  • Sử dụng viên uống hỗ trợ giảm sắc tố melanin: Để ức chế sắc tố melanin từ bên trong da, bạn có thể sử dụng viên uống như Belle Anti-aging chứa Glutathione, Vitamin C, Vitamin E và Collagen. Glutathione ngăn chặn sản xuất melanin, giảm vết đen và đồi mồi. Vitamin C và Vitamin E chống oxy hóa, làm sáng da và giảm sắc tố melanin. Collagen giữ độ ẩm và đàn hồi của da.

đào thải sắc tố melanin

Sử dụng sản phẩm làm sáng da có chứa các thành phần như hydroquinone, axit kojic, vitamin C

Cần tránh các thành phần nào khi thực hiện giảm sắc tố melanin? 

Bạn nên tránh những thành phần bao gồm hydroperoxide, chất tẩy trắng và amoniac khi thực hiện các biện pháp giảm sắc tố melanin. Đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu nguồn gốc trước khi áp dụng các sản phẩm giảm sắc tố, vì một số biện pháp trong đó có thể tạo ra kích ứng da, làm đỏ da hoặc gây tổn thương. 

Có thể ngưng sản sinh melanin vĩnh viễn không?

Hiện nay không có phương pháp làm ngừng sản xuất melanin vĩnh viễn. Các phương pháp làm sáng da và sử dụng kem chống nắng chỉ có thể làm giảm tạm thời sắc tố melanin giúp da đều màu hơn. Điều này là bởi hàm lượng melanin trong da là đặc điểm cá nhân và được quyết định bởi yếu tố di truyền. 

Cố gắng làm giảm melanin có thể mang lại những vấn đề như tăng nguy cơ tổn thương da do ánh nắng mặt trời, tăng nguy cơ ung thư da và làm da trở nên nhạy cảm. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cần sự tư vấn của các bác sĩ da liễu để đảm bảo hiệu quả cao và bảo vệ da khỏi các tác động tiêu cực.

Hiểu được những nguyên nhân tăng sắc tố melanin và biết cách hạn chế sản sinh melanin sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng da sạm màu, không đều màu. Sử dụng sản phẩm ức chế melanin, dùng các biện pháp tự nhiên, chăm da đúng cách, ăn uống lành mạnh hay để đầu óc thoải mái là những bí kíp giúp bạn tránh tăng sắc tố không mong muốn. Việc ngưng sản sinh melanin là điều không thể, do đó bạn nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau để có thể bảo vệ làn da trước các tác động của melanin. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết cách làm giảm sắc tố melanin trên da. Đừng quên tìm đến các sản phẩm chăm sóc da chính hãng thuộc AHC để giúp da luôn tươi trẻ, hồng hào và đều màu hơn. Sử dụng mỹ phẩm chất lượng kết hợp với những gợi ý trên từ AHC chắc chắn bạn sẽ không còn “đau đầu” vấn đề sạm da hay nám da. 

Thông tin liên hệ: 

 

Hình ảnh bài viết

 

Hình ảnh bài viết Hình ảnh bài viết Hình ảnh bài viết

Hannah Nguyễn (Hannah Olala)

Beauty blogger số 1 Việt Nam - hợp tác cùng hơn 400 nhãn hàng mỹ phẩm cao cấp và dược mỹ phẩm hàng đầu
Sở hữu hơn 370.000 lượt theo dõi cùng hơn 3,4 triệu lượt thích trên TikTok, HannahOlala (Hannah Nguyễn) hiện đang là một trong những nhà sáng tạo nội dung nổi bật trong lĩnh vực làm đẹp.
Đồng sáng lập Skinetiq, Chủ sở hữu Diyou MediSpa
 

BLOG LÀM ĐẸP

Alpha Arbutin là gì? Tác dụng và cách sử dụng Alpha Arbutin hiệu quả

Alpha Arbutin là gì? Tác dụng và cách sử dụng Alpha Arbutin hiệu quả

1. Alpha Arbutin là gì?Arbutin (còn được gọi là Hydroquinone β-D-glucopyranoside) là một thành phần phổ biến trong sản phẩm...

Đọc tiếp
Collagen Peptide là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng làm đẹp da

Collagen Peptide là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng làm đẹp da

1. Collagen Peptide là gì?Collagen Peptide là một dạng thủy phân của Collagen thông thường và được tìm thấy nhiều...

Đọc tiếp
Niacinamide là gì? Tác dụng và cách dùng Niacinamide hiệu quả

Niacinamide là gì? Tác dụng và cách dùng Niacinamide hiệu quả

1. Niacinamide là gì?Niacinamide (Nicotinamide) là hoạt chất thuộc nhóm Vitamin B, là phức hợp của Vitamin B3, có thể tan...

Đọc tiếp
Ceramide là gì? Tác dụng và cách sử dụng Ceramide trong chăm sóc da

Ceramide là gì? Tác dụng và cách sử dụng Ceramide trong chăm sóc da

1. Ceramide là gì?Ceramide (Ceramides) là một loại axit béo hay còn gọi là lipid. Hợp chất này thường được...

Đọc tiếp
Serum HA là gì? Top 3 Serum HA tốt nhất hiện nay

Serum HA là gì? Top 3 Serum HA tốt nhất hiện nay

1. Serum HA là gì?Serum HA hay tinh chất HA (còn gọi là  Serum Hyaluronic Acid) là sản phẩm chăm sóc da chứa Hyaluronic Acid -...

Đọc tiếp
Top 10 kem chống nắng Hàn Quốc tốt nhất hiện nay

Top 10 kem chống nắng Hàn Quốc tốt nhất hiện nay

1. Top 10 kem chống nắng Hàn Quốc tốt nhất hiện nayDưới đây là danh sách Top 10 kem chống...

Đọc tiếp
Top 10 kem giảm thâm mắt, trị quầng thâm mắt hiệu quả nhất hiện nay

Top 10 kem giảm thâm mắt, trị quầng thâm mắt hiệu quả nhất hiện nay

1. Kem giảm thâm mắt là gì?Kem giảm thâm mắt hay kem trị thâm mắt, kem trị thâm quần mắt...

Đọc tiếp
Top 10+ sữa rửa mặt cho da dầu mụn tốt nhất hiện nay

Top 10+ sữa rửa mặt cho da dầu mụn tốt nhất hiện nay

1. Niacin Biome Mela Scissors Cleansing FoamSữa rửa mặt AHC Niacin Biome Mela Scissors Cleansing Foam giúp làm sạch da đỉnh cao với khả năng...

Đọc tiếp

Giỏ hàng của tôi (0)

Giỏ hàng của bạn đang trống